2 điều sai sự thật về ngành lập trình
-
Học lập trình khó lắm
Lập trình viên được mọi người nhận xét là những người thông minh, khô khan, khó gần. Vì hằng ngày họ phải tiếp xúc với những con số và chữ dài dằng dặc. Học lập trình viên có khó không? Nó sẽ không khó, ai cũng có thể học được ngành này. Chỉ cần bạn có chỉ số IQ >= 85 và có một chiếc máy tính, vài quyển giáo trình nữa là được. Tuy nhiên, trong con người bạn sẽ không thể thiếu một ý chí quyết tâm thật là sắt đá mới có thể thành công được.
Có hơn 90% những bạn học lập trình sẽ rất hoảng loạn khi mới bắt đầu học ngôn ngữ lập trình. Khi nhìn thấy một file code có khoảng hơn trăm dòng thì bạn sẽ thấy sợ và chùn bước. Nhưng đó là ban đầu khi bạn nhìn thấy nó. Về sau bạn được học sâu xa hơn về ngôn ngữ lập trình thì bạn sẽ cảm thấy nó rất dễ. Bạn có thể đọc được từng dòng lệnh có trên đó. Bởi lẽ khi bạn đã nắm vững được quy tắc của ngôn ngữ lập trình rồi thì sẽ không có gì có thể làm khó bạn nữa.
Nếu như trong một thời gian dài bạn nhìn thấy những dòng code đó bạn vẫn sợ. Bạn không biết là gì với những dòng code đó. Thì chắc có lẽ rằng bạn không có duyên với nó. Bạn không có khả năng học lập trình và bạn đã chọn sai ngành mình học. Học lập trình viên có khó không? Đối với những bạn lựa chọn sai ngành của mình thì chắc chắn nó là khó rồi.
-
Phải thật đam mê mới có thể học lập trình
Có đam mê là điều tốt. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đánh giá quá cao sự đam mê.
Sự thật là để bắt đầu học một thứ gì đó, bạn chỉ cần hơi thích thú.
Đam mê sẽ tự động trỗi dậy trong quá trình học tập của bạn.
Tại vì bạn biết thêm kiến thức mới mỗi ngày, có thể áp dụng kiến thức đó để cải thiện cuộc sống của bản thân, giúp đỡ gia đình và người thân xung quanh.
Lúc này giá trị của bạn sẽ được tăng lên, thì đam mê sẽ tự động đến với bạn.
7 sai lầm phổ biến làm việc học lập trình trở nên khó khăn
-
Chưa xác định mục tiêu rõ ràng
Giống như bạn đi trên một con đường, nhưng không biết mình muốn đến đâu.
Điều này sẽ gây lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc, và dễ dàng đánh mất động lực trong khi học.
-
Học theo tâm trạng, không có thời gian biểu cụ thể
Đây là cách tốt nhất để giúp việc học của bạn nhanh chóng thất bại!
Học tập hay làm việc mà thiếu đi tính kỷ luật thì bạn không thể hoàn thành tốt việc gì cả.
-
Chưa nắm vững nền tảng, vội vàng học công nghệ nâng cao
Đối với một người mới học lập trình, thật khó cưỡng lại với các công nghệ phổ biến hiện nay như: React, NodeJS, Angular,…
Tuy nhiên, các công nghệ này được phát triển dựa trên kiến thức nền tảng. Nếu bạn chưa nắm vững nền tảng, thì bạn không thể học các công nghệ này.
-
Học lý thuyết mà không viết code
Dựa trên kinh nghiệm mình quan sát được. Đối với những bạn mới học lập trình trong giai đoạn đầu thì rất thích viết code.
Tại vì đây đang là một trải nghiệm mới, nên các bạn khá hứng thú.
Tuy nhiên, sau một khoản thời gian, khi đã quen với việc viết code, đa số các bạn chỉ xem qua lý thuyết.
Dẫn đến hậu quả là nhiều kiến thức hiểu sai, không thể áp dụng vào trong thực tế.
-
Học không ôn tập
Bên cạnh học kiến thức mới, thì ôn tập cũng đóng vai trò quan trọng không kém để giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
Nếu không chú trọng việc ôn tập, chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi tình trạng “học mới quên cũ”.
-
Copy code nhưng không hiểu
Điều này thường xuyên dẫn đến các vấn đề rắc rối như: code dư thừa, mã độc, xung đột chương trình, và đặc biệt là kỹ năng lập trình của bạn sẽ bị giảm sút.
-
Không có dự án riêng
Đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua một trong những cơ hội tốt nhất để nhanh chóng nâng cao kinh nghiệm của bản thân.
Thật khó hiểu khi mục đích của việc học lập trình là tạo ra sản phẩm có ích, nhưng bạn lại không muốn làm điều này?!
Tiếp theo, mình sẽ giúp bạn tạo ra một chiến lược học tập phù hợp để không lặp lại các sai lầm nêu trên. Đồng thời cũng giúp việc học của bạn trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.
9 phương pháp giúp bạn học lập trình hiệu quả hơn
-
Xác định rõ mục tiêu
Đừng nóng vội, bạn hãy dành ra một khoảng thời gian để suy nghĩ và xác định rõ mình học lập trình để làm gì?
Sau khi biết rõ mục tiêu, bạn mới có thể khoanh vùng các kiến thức nào cần nên học, và ước lượng xem bản thân có thể học trong bao lâu.
-
Có thời gian biểu cụ thể
Như bạn đã biết, kỷ luật là yếu tố quan trọng để hoàn thành tốt công việc.
Vì vậy, trước khi bắt đầu một ngày mới, bạn hãy tự soạn thời gian biểu để biết trong ngày hôm đó mình cần làm những gì.
Việc này sẽ giúp bạn đánh bại sự trì hoãn, bởi vì bạn đã thiết lập được cam kết cho chính mình.
Nếu có việc đột xuất ngoài ý muốn, bạn chỉ cần bố trí lại thời gian biểu sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Để có thể cân đối hiệu quả giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi, bạn nên áp dụng kỹ thuật “pomodoro”. Hãy tham khảo trên Youtube với từ khóa này để biết thêm chi tiết.
-
Không nên học quá nhiều
Bạn không nghe nhầm đâu, bạn nên hiểu cách hoạt động của bộ não.
Bộ não có 2 trạng thái:
- Tập trung (Focus mode)
- Phân tán (Diffuse mode)
Khi bạn học hoặc làm việc thì não ở trạng thái tập trung. Ngược lại, khi bạn thư giãn thì não ở trạng thái phân tán.
Trạng thái tập trung sẽ giúp bạn giải quyết một công việc cụ thể. Còn trạng thái phân tán sẽ giúp tạo liên kết giữa các kiến thức trong bộ não lại với nhau.
Dễ thấy nhất là sau khi ngủ dậy, hầu hết mọi người đều có giải pháp cho vấn đề của ngày hôm qua.
Bởi vì trong khi ngủ, não ở trạng thái phân tán. Nó cố gắng kết nối với các kiến thức mà bạn đang có để tìm cách giải quyết vấn đề.
Do đó, để bộ não hoạt động hiệu quả nhất, bạn nên thường xuyên chuyển đổi qua lại giữa 2 trạng thái. Nghĩa là bạn phải cân đối giữa thời gian học và nghỉ ngơi.
Kỹ thuật pomodoro sẽ giúp bạn làm tốt điều này. Và bạn cũng phải nhớ ngủ đủ giấc nhé!
-
Tập trung học nền tảng thật chắc
Có nền tảng tốt, bạn mới có thể tự tin đi nhanh trong giai đoạn sau. Vì vậy, bạn đừng nóng vội, hấp tấp.
Thậm chí giai đoạn này cũng có thể kéo dài đến 1 năm, 2 năm,… Tùy thuộc vào sự đầu tư và năng lực của mỗi người.
-
Học lập trình là phải code
Khi học lý thuyết, thay vì chỉ xem qua, bạn nên viết code. À không, thật ra bạn phải viết code!
Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ kiến thức hơn, và hạn chế việc hiểu sai.
-
Ôn tập kiến thức
Để thoát khỏi tình trạng “học mới quên cũ”, bạn có thể áp dụng Anki.
Anki là một phần mềm giúp ôn tập khá hiệu quả. Bạn có thể tra cứu Google để biết rõ hơn.
-
Copy code là phải hiểu
Mục đích chính của việc này là giúp bạn có thể nắm rõ ý tưởng giải quyết vấn đề.
Sau khi có ý tưởng, tốt nhất bạn nên viết lại bằng code của chính mình.
-
Tham gia cộng đồng
Để học tập hiệu quả hơn, bạn nên ở trong một môi trường có những người giống như bạn.
Cộng đồng sẽ giúp bạn:
- Duy trì động lực.
- Cung cấp phản hồi (feedback) nhanh chóng nếu có sai sót hoặc khó khăn, rút ngắn quá trình học tập.
Ngoài ra, bạn cũng nên giúp đỡ lại cộng đồng bằng cách hỗ trợ cho những thành viên mới.
Việc này rất có lợi. Bởi vì nó giúp bạn ôn tập kiến thức đã học.
Bạn có thể tìm kiếm, và tham gia vào các group học lập trình trên Facebook.
-
Có dự án riêng
Rất cần thiết để có một dự án cho riêng mình.
Khi đang làm dự án, thì bạn mới có cơ hội để vận dụng tối đa các kiến thức mà mình đã học vào trong thực tế.
Lúc này, bạn chắc chắc sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên đây là dấu hiệu tốt.
Nếu bạn vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt dự án, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng lên rất nhiều.
Để theo học tại Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Trung Ương I các bạn đăng ký tham gia xét tuyển theo các cách dưới đây?
- Thời gian đào tạo và học phí:
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Sau 3 năm được cấp bằng Cao đẳng Chính quy
- Học phí 1.2 triệu đồng /tháng
- Phương thức xét tuyển :
Xét tuyển học bạ THPT lớp 12, với điểm tổng kết lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên
Điều kiện trúng tuyển: thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT
- Hồ sơ xét tuyển:
- Sơ yếu lý lịch
- Bản sao : Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, Học bạ (Hoặc bảng điểm THPT)
- Các giấy tờ xác nhận ưu tiên( Nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên)
- 4 ảnh 3×4
- Lệ phí xét tuyển 50.000đ
- Thời gian xét tuyển
Trường bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 01/03/2023. Các bạn có nguyện vọng đăng ký nhanh chóng nộp hồ sơ để được xét tuyển sớm.
Thời gian nhập học: Dự kiến từ 01/08/2023
- Cách thức nộp hồ sơ
Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh Số 137 Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Cách 2: Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Văn phòng Tuyển sinh Số 137 Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Cách 3: Đăng ký trực tuyến tại: https://gtvttw1.com/dang-ky-xet-tuyen/